Bệnh xuất hiện trên lá non chưa mở hoàn toàn (lá mũi giáo), lá mọc cách mặt nước khoảng 5 – 6 cm. Ban đầu, bệnh có thể tấn công từ cuống lá hoặc từ mép lá rồi lan dần vào trong gây thối lá. Ngoài ra, bệnh cũng tấn công trên những lá mới mở nhưng mép còn hơi uốn cong. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu đen, không thấy có viền, ở giữa lá; sau đó, vết bệnh phát triển, liên kết lại thành mảng lớn, thường không có hình dạng nhất định. Lá bị bệnh có thể chuyển sang màu vàng, vết thối có màu đen, bị khô đi. Nếu có ẩm độ thích hợp, vết thối sẽ có mùi khó ngửi và trên vết bệnh sẽ xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu cam hoặc hồng, đôi khi còn thấy xuất hiện sợi nấm.
1.2 Trên lá già
Bệnh thường tấn công ở phần phiến giữa lá hoặc gần mép lá. Ban đầu, vết bệnh là những chấm nhỏ li ti màu nâu hoặc nâu đen; sau đó, vết bệnh phát triển lan ra, đôi khi thấy được những vòng tròn đồng tâm. Khi đó, vết bệnh thường có viền nâu, xung quanh có quầng vàng, đôi khi còn thấy những chấm nhỏ li ti màu cam sậm hoặc hơi xám đen trên đó. Vết bệnh khi đã liên kết lại thành từng mảng lớn, thông thường sẽ có hình dạng bất định, màu nâu đến nâu xám nặng, có thể làm thui gần như toàn bộ diện tích lá. Ít khi thấy sợi nấm xuất hiện trên vết bệnh.
2 Trên hoa
THÁN THƯ TRÊN RUỘNG SEN
Bệnh thường tấn công giai đoạn đang búp hoa, đặc biệt là giai đoạn búp non. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ li ti màu đen, có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của búp hoa; sau đó, vết bệnh phát triển lan rộng ra, đôi khi thấy được những vòng tròn đồng tâm. Bệnh gây thối cả búp, làm búp chuyển thành màu xám hoặc đen. Búp bị thối mềm nếu gặp điều kiện ẩm độ cao hoặc bị thối khô nếu gặp điều kiện khô ráo. Bệnh cũng có thể tấn công lúc đầu trên cuống rồi thối dần lên búp hoa. Trong điều kiện thuận lợi, trên vết bệnh xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu đen, sau chúng chuyển sang màu hồng nhạt hoặc hơi cam, đôi khi có sợi nấm phát triển.
3 Trên gương
Bệnh có thể tấn công và gây thối đen cả gương non hoặc gương già, nhưng chủ yếu ở giai đoạn gương non. Ban đầu, bệnh có thể tấn công ở bất kỳ vị trí nào của gương sen, vết bệnh là những chấm nhỏ li ti màu đen. Sau đó, vết bệnh lớn dần, thường không có viền rõ rệt, thường thấy có những vòng đồng tâm. Khi gặp điều kiện thuận lợi, vết bệnh trên bề mặt gương và thân gương thường xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu hồng nhạt hoặc hơi cam, đôi khi có xuất hiện sợi nấm. Bệnh cũng có thể tấn công làm khô từ cuống đến gương, gương và cọng chuyển sang đen.
(Nguyễn Hồng Quí, 2015. Giám định tác nhân gây bệnh thán thư hại cây sen (Nelumbo nicifera Gearnt) ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long).
THÁN THƯ TRÊN GƯƠNG
Cách phòng trị
Rút nước cạn, phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện bằng các loại thuốc đặc trị như: Mekongvil 5sc , Super khuẩn ,Probicol… Sau 3 ngày cho nước vào ruộng trở lại. khi phun thuốc nên kết hợp với dầu khoáng SK 98EC để thuốc bám dính và loang đều trên lá tăng hiệu lực thuốc.
Khi cây bị bệnh, cần hạn chế tưới nước và tuyệt đối không nên bón phân đạm hoặc các chế phẩm kích thích.
Khi gặp thời tiết mưa kéo dài cần bổ sung Kali trắng(K2SO4) và chế phẩm Hi- Canxi phun lên thân lá cây trồng để tăng khả năng chống đỡ bệnh cho cây.
Khi gặp thời tiết nắng nóng kéo dài, cây chậm phát triển thì không nên lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng phun cho sen. Vì nếu sau đó gặp trời mưa, thân lá cây trồng rất mềm yếu và dễ rách nát, nấm sẽ tấn công dễ dàng.